Bùi
Văn Tạo
BIỂN NÓNG
I
Biển nóng không
mà ầm ào sôi sục?
Khi sóng dâng cao, khi dồn
dập triều cường
Biển nóng hay
lòng người đang nóng?
Khi biên cương bờ cõi bóng hung tàn.
Từ thuở hồng hoang Cha Rồng
dẫn con xuống biển (1)
Mẹ Tiên Nương dắt trẻ núi
đường xa
Là từ ấy nước
ta có biển
Có non cao hướng
mặt bình minh
Trống lễ hội mười tám đời Quốc
Tổ(2)
Dấu son vàng
lịch sử Việt Nam
Tre Phù Đổng(3)
mọc thành trường lũy
Ánh thơ thần
Như Nguyệt rạng trời Nam (4)
Bao triều đại
thanh bình hay chiến cuộc
Tận Nam Quan (5)
vang Đại Cáo Bình Ngô (6)
Đổ xương máu chỉ vì câu giữ
nước
Lỗi xâm lăng ta
đâu có dính vào!
Khắp già trẻ con
Hồng cháu Lạc
Thề chung lòng độc lập
giang sơn.
II
Hơn ba nghìn
bốn trăm cây số: Hà Tiên - Móng Cái(7)
Thấy mặt trời lên rất
sớm mỗi ngày
Đón gió xa khơi nồm lên lồng
lộng,
Hay chống chọi
bao mùa bão táp mưa sa
Mà thân thiết cuộc đời như máu
thịt
Hàng triệu ngư
dân coi biển là nhà
Bao câu chuyện
sống nhờ biển hay chết về với biển
Cũng bền lòng
như nguồn cội mênh mông
Làng lớn nhỏ
ngày đêm tiếng sóng
Đi khơi đi lộng cá tôm về (8)
Những điệu hát
sắc bùa, bả trạo(9)…
Biển ru lòng xe
mối lương duyên
Đời nương biển
như nương lòng mẹ
Mong yên bình với tất cả, gió khơi!
III
Bạn cũng biết
đất nước mình chinh chiến
Từ Xuân Thu,
Tam Quốc xưng hùng, (10)
Tống đại họa phía trời Tây
Vực (11)
Hận Thanh dài còn
nhớ buổi Minh Hương(12)
Nôi đất Việt
cưu mang người lánh nạn
Thành nhiều đời trong
trăm họ Việt Nam
Cho đến lúc Cấm
Thành (13) thôi gác tía
Hạnh phúc từ chủ
nghĩa Tam Dân (14)
Cờ đỏ sao vàng (15)
xóa đi buồn dĩ vãng,
Chung tay xây
đời vang khúc Quốc Tế Ca!
IV
Sao thế nhỉ
biển đời hay biển cả ?
Triết lý nào
trong kho báu phương đông? (16)
Cậy cường hiếp
nhược, ỷ chúng hiếp cô!
Đã mấy chục con tim bất tử,
Thành vòng hoa
trong mây nước Gạc-ma ! (17)
Đời có biết chiêu hồn mộ gió
Nỗi bi thương vết sử khao lề (18)
Bởi đất nước đỉnh cao hơn tất cả
Nên
trời Nam tạc dạ những hùng binh
Có phải bây
giờ đâu người hỡi!
Mà từ
thời đất nước buổi Hậu Lê.(19)
Người còn nhớ
con đường tơ lụa (20)
Về phía tây sa mạc hoang xa
Hay phía biển
những con thuyền viễn xứ(21)
Bạn với lân
bang khi trôi dạt bến bờ (22)
Xin được hỏi
có khi nào người Việt,
Cam tâm làm
vệt máu Gạc-ma ?
V
Biển có nóng
hay ai làm biển nóng?
Biển bình yên ai khuấy động triều
cường?
Biển lãnh thổ (23)
như ngôi nhà có ngõ!
Chuyện lẽ
thường bình phẩm để làm chi
Phần còn lại bao la
trời biển rộng (24)
Của năm châu
thân thiện mọi người
Biển đường
sống của cộng đồng (25) và mỗi nước
Cướp phần
riêng là cường bạo tham tàn.
Lấy hòa hiếu (26) thành
lời non nước
Giữ thanh bình
trong hơi sức kiên gan
Lấy chính
nghĩa kết vòng tay chính nghĩa
Giữ bạn ngăn thù muôn
triệu con tim
Mặt biển nóng nung câu quyết tử
Chữ nhân (27)
đời, không xâm lấn, cuồng thâm !
Chú thích:
1: Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ.
2: Mười tám đời vua Hùng
3: Phù Đổng Thiên Vương
4:
Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà
5:
Hữu Nghị Quan ngày nay
6:
Bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi
7: Chiều
dài phần đất liền giáp biển Đông từ Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đến Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh
8:
Đánh bắt xa hay gần bờ
9: Các làn điệu dân ca vùng ven biển
10:Thời Xuân Thu (770 TCN-403TCN),
Tam Quốc (220-280) của Trung Hoa
11: Nhà Tống hàng năm với danh nghĩa là giúp
nhưng thật ra là triều cống cho các nước Liêu, Tây Hạ
12: Người
Hoa lánh nạn sang Việt Nam thời nhà Thanh
13: Tử
Cấm Thành
14: Tam Dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên
15: Cách mạng Trung Quốc trong phong trào
Cộng Sản Quốc Tế
16: Triết học phương đông, Trung Hoa có
nhiều triết gia nổi tiếng: Lão Tử, Khổng Tử...
17: Đảo Gạc-ma trong quần đảo Trường Sa của
Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm năm 1988
18: Lễ Khao Lề Thế Lính Hoàng Sa ở đảo Lý
Sơn, Quảng Ngãi
19: Thời vua Lê Thánh Tôn, bản đồ Việt Nam (Hồng
Đức bản đồ) đã vẽ các quần đảo Hoàng sa, Trường Sa với tên chung là Bãi Cát
Vàng
20: Con đường thương mại khởi thủy đi về
phía tây Trung Quốc
21,22: Các thuyền nhân Trung Hoa quan hệ buôn
bán với các nước láng giềng, hay bị thiên tai trôi dạt. Thí dụ chuyện Thái Đình
Lan năm 1835 bị trôi dạt vào cửa Sa Cần Quảng Ngãi được người bản xứ đối xử tốt
- Hải Nam Tạp Trứ.
23: Vùng lãnh hải riêng và vùng biển đặc
quyền kinh tế của quốc gia biển, kể cả thềm lục địa được qui định trong Luật
biển Việt Nam và Công ước Liên hiệp quốc về biển.
24: Vùng biển quốc tế
25: Cộng đồng thế giới
26: Đạo
lý của người Việt Nam, ý trong bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.
27: Đạo làm người của nhân loại.
Địa
chỉ: Bùi Văn Tạo, HT Trường THCS Chánh Lộ, 233 Võ Thị Sáu, TP Quảng Ngãi,
tỉnh Quảng Ngãi . ĐT: 0914181226