Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

ĐOAN NGỌ, DỊP TẾT MÙA CÂY TRÁI


                ĐOAN NGỌ, DỊP TẾT MÙA CÂY TRÁI
      
          Đất nước ta thời tiết thuận lợi cho sự phát triển động thực vật, phong phú về lễ hội, có nhiều ngày tết trong năm. Tết Đoan Ngọ vào mồng năm tháng năm âm lịch đã có từ rất lâu. Tết gắn liền với mùa trái cây, sản phẩm của nông nghiệp, cùng với tục góp lá làm thức uống theo kinh nghiệm dân gian là những đặc điểm của một loại tết cổ truyền Việt Nam.
         Lúc nầy vào giữa mùa hạ, nắng nhiều, theo nông lịch xưa là thời điểm cấy mạ vụ lúa tháng mười. Tết Đoan Ngọ không có qui mô lớn như tết Nguyên Đán, nhưng  vẫn được nhà nhà quan tâm chuẩn bị. Bởi ngày trước trái cây không có nhiều như bây giờ, mà chỉ các loại quen thuộc như chuối, mít, xoài, ổi, mận,…Riêng những vùng chuyên canh cây ăn quả như ở Nam bộ thì trái cây mới phong phú. Do vậy, để có trái chín ngày mồng năm nhiều khi phải giú. Dường như mít là là loại chủ lực, cho nên nếu chưa kịp chín người ta phải hái trái già, chặt phần quả phía cuốn, đóng nọc tre vào cùi. Nhà nào không trồng mít phải mua trái của nhà khác. Chuối trong vườn nhà hoặc mua cũng phải có để làm phẩm vật cúng. Mận, xoài, chôm chôm,..được xem như trái  cây qúi. Tết Đoan Ngo,ï việc đầu tiên của mỗi gia đình là cúng tổ tiên bằng hoa quả. Nhà nào có điều kiện thì thịt gà, vịt, có khi chung nhau mổ lợn, bò, làm thêm mâm cổ thịnh sọan trước cúng ông bà sau đó gia đình ăn uống. Theo tập tục của người kinh, khi hai gia đình đãõ hứa hôn, nhà trai phải đi thăm lễ tết dịp mồng năm tháng năm  nhà gái; con cháu phải về thăm ông bà, cha mẹ nếu không ở xa,...Một loại bánh khá đặc trưng trong dịp tết là bánh ú tro, những gia đình người Việt gốc Hoa hầu như đều có. Bánh ú tro hình thù như chiếc bánh ú thông thường nhưng nhỏ hơn, cách chế biến và hương vị cũng khác.
       Tết Đoan Ngọ, dân gian còn có chuyện đi tìm thằn lằn sống thả chạy qua thau nước sạch  rồi đem nước ấy rửa mặt để sáng mắt, hoặc người ta ít thấy rắn xuất hiện. (Chưa tìm được ý nghĩa hay cách lý giải thuyết phục về những chuyện nầy, chỉ ghi lại sự việc). Còn chuyện góp lá mồng năm thì rõ ràng, vừa đông vui, vừa ấn tượng và dễ thấy tác dụng lợi ích. Chừng nửa buổi sáng, khi cây lá đã ráo sương đêm, trong nhà việc chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên cũng xong, người ta rủ nhau đi góp lá mồng năm. Người có kinh nghiệm trong gia đình, thường là mẹ, chị gái lớn, có khi cha hay anh trai cầm liềm, dao đi chặt cây lá. Cây lá thu hái về như xấp xôi, lá vằng, lá sả, cam thảo đất, tía tô, hoắc hương, kim châu, chùm gửi cây dâu,…là những loại cây đã thông qua kinh nghiệm nhiều đời truyền dạy, làm thuốc, có ích cho cơ thể, không gây độc hại. Quan niệm dân gian còn cho rằng lá mồng năm phải được băm nhỏ, trộn đều ngay giữa giờ ngọ thì mới có tác dụng tốt. Khi đã phơi nhiều nắng, cây lá thật khô, tuỳ mỗi gia đình có thể cho vào bao hay vật đựng khác miễn không ẩm lại, vài tháng sau đem ra sử dụng. Lá mồng năm được dùng riêng hoặc pha với chè nấu làm thức uống. Người chưa quen sẽ thấy hương vị lạ, không giống kiểu chè hay trà nào trên thị trường. Con những ai dùng quen sẽ thích uống nóù, nhất là vào mùa đông giá lạnh. Nước lá mồng năm tạo điều kiện tiêu hoá tốt, giải cảm mạo phong hàn, đỡ nhứt mỏi gân cốt cho người lớn tuổi, an thần dễ ngủ,…
        Tết Đoan Ngọ thời xưa, nhà nào cũng cúng tổ tiên, trẻ con rất vui vì  được ăn cổ và trái cây thoả thích. Gia đình khá giả ăn uống sang hơn. Do vậy mà xóm làng, chợ búa nhộn nhịp hẳn lên. Thời gian tết tuy ngắn nhưng khá ấn tượng. Ngày nay xã hội phát triển, trên đất nước có nhiều vùng chuyên canh cây ăn trái, mô hình kinh tế vườn được nhân rộng với nhiều giống cho quả quanh năm. Tết mồng nămï người ta không còn chuẩn bị như trước. Rất ít người đi góp lá làm thức uống, chỉ còn ở các miền quê xa, hay những nơi giữ được tập tục cổ xưa. Lớp trẻ hầu như không biết nhiều về việc nầy. Nhưng ngẫm ra tết vào dịp giữa năm, trời nắng, những nơi có đủ nước tưới cây lá xanh tươi đúng độ, quả sai đầy cành, là tết mùa cây trái. Lá mồng năm làm thuốc Nam, dân dã mà hiệu nghiệm, nhiều loại trong số chúng nay được bào chế thành trà gói bao, dán nhãn như chè vằng, chè thanh nhiệt, chè nhân trần,… sử dụng tiện ích. Cho nên mỗi độ tháng năm về chắc không ít người còn nhớ tuổi thơ mình, chờ có dịp vui, ăn cổ, ăn trái cây và theo mẹ học góp lá, để rồi cái thức uống thơm thơm, lạ lạ đó lòng mãi mang theo. Tết Đoan Ngọ, mùa hoa trái, phản ảnh sự hoà quyện giữa thiên nhiên và cuộc sống, chứa đựng tình cảm, nỗi niềm trong mỗi con người, trong gia đình, làng xóm, là nét văn hoá truyền thống nên quan tâm gìn giữ!   

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Thơ: MỘT CHÚT THÊM






                    Bùi Văn Tạo
                                 
                                  MỘT CHÚT THÊM
                                     
                          Bồi hồi đi giữa nắng trưa
                          Chạm vào xa cách cũng vừa nhớ em
                          Trời làm tĩnh mịch màng đêm
                          Canh khuya thao thức bên thềm giọt sương
                          Xa xa phía ấy người thương
                          Anh làm bóng mát dặm đường che em
                          Mỗi ngày rót một chút thêm
                          Thành da diết nhớ êm đềm bên sông!
                         

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Thơ: THÁNG GIÊNG NÚI VÀ BIỂN

Bùi Văn Tạo
   
                                   THÁNG GIÊNG, NÚI VÀ BIỂN

                                  “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”
                                    Ý tự ngàn xưa của tổ tiên
                                    Đất nước núi rừng ra biển cả
                                    Ruộng đồng ôm ấp mối tình thiêng

                                    Trường Sơn một dải liền nam bắc 
                                    Tận những đảo xa nước non nhà
                                    Còn vang trống hội thời mở cõi
                                    Non sông khúc hát khải hoàn ca

                                    Sương giăng Trường Lũy dài năm tháng
                                    Đôi miền xuôi ngược tay nắm tay
                                    Tiếng chiêng thì thụp xanh nương rẫy
                                    Điệu hò mùa lại thóc vàng sây

                                    Qua bao làng bản, đồng trải rộng
                                    Mênh mông sóng nước hướng biển Đông
                                    Tổ quốc, tấm lòng dân nước Việt
                                    Hơn cả triều lên với bão giông

                                    Tháng giêng núi rừng khoe sắc thắm
                                    Biển gọi dong thuyền lướt xa khơi
                                    Hoàng Sa, Trường Sa hay những đảo
                                    Thắp lửa tình yêu lộng đất trời !

Tản văn: SÔNG RE CÂU HÁT GỌI NGƯỜI VỀ

Bùi Văn Tạo

                            SÔNG RE CÂU HÁT GỌI NGƯỜI VỀ!

        Sông Re là một trong những thượng nguồn quan trọng của sông Trà Khúc, chảy qua các xã miền tây huyện Ba Tơ rồi vào huyện Sơn Hà. Suốt chiều dài hơn 70 cây số sông làm nên những nét văn hoá riêng của vùng đất một thời nổi tiếng rừng thiêng. 
       Khu tam giác giữa ba tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Gia Lai sở hữu một một vùng núi rộng lớn, rừng nguyên sinh đa thực vật với nhiều gỗ và thú quí hiếm. Trong ấy có hang Dơi, nơi hàng vạn con dơi sinh sống với một trữ lượng phân rất lớn chưa được khai thác. Vùng núi nầy tạo nguồn nước, một đổ về sông Côn, Bình Định, một chảy về xã Ba Xa, Ba Tơ tạo nên thác Đeklay. Từ bạt ngàn núi, suối ở độ cao khoảng ba trăm mét đổ nước theo vách đứng giống như  rót ra từ miệng chai. Thác cách thị tứ Bà Vì khoảng 25 km, những ngày trời trong từ khá xa người ta vẫn quan sát được dòng thác dài như dải lụa mềm mại trắng xoá. Thác Đeklay là đầu nguồn của sông Re, thuộc thôn Gọi Re. Từ đây sông chảy qua các xã Ba Xa, Ba Vì, Ba Tiêu, Ba Ngạc (thuộc huỵên Ba Tơ), rồi Sơn Ba, Sơn Kỳ, Sơn Thuỷ, Sơn Hải (thuộc huyện Sơn Hà). Trong địa phận Ba Tơ sông dài khoảng 40 km, chảy theo  hướng nam bắc, nhiều đoạn lại có hướng từ đông chảy lên tây, đến địa phận Sơn Hà thì chuyển hướng đông bắc rõ rệt. Sông Re đẹp bởi địa hình quanh co, ghềnh thác, chia cắt bạo liệt. Từ trên cao nhìn xuống, sông Rhe như một nét vẽ của hoạ sĩ tài hoa, bởi nó gấp khúc mà mềm mại đến sinh động. Sông ôm ấp núi đồi, lượn qua những thung lũng có bóng dáng của lúa vàng, len vào vực sâu rồi lại thoát ra để gặp gỡ bản làng,…Sông có nhiều bãi đá đẹp, có những bãi toàn đá tròn, có những bãi toàn đá tảng do nước bào mòn xâm thực tạo nên hang hóc đủ hình đủ dạng đẹp mắt. Mùa nắng, khi nước sông trong veo chảy dưới lòng là lúc những bãi đá hai bờ có dịp phơi mình khoe cảnh. Dốc Ui cao dựng ngược cách bãi đá Nước Ui không xa, là con đường tắt qua địa phận tỉnh Kontum. Thời kháng chiến chống Pháp đây là tuyến đường quan trọng để cách mạng vận lương tải đạn tiến đánh cứ điểm Mang Đen của Pháp. Xưa kia, sông Re chảy qua bạt ngàn rừng nguyên sinh, xa vắng bản làng, nổi tiếng rừng thiêng nước độc: “Sông Re vang tiếng cọp đàn. Muỗi bạc, ruồi vàng, vắt kim cương”. Người muốn qua sông không dễ, phải dùng thuyền ghép ván gỗ hay thuyền độc mộc. Chuyện kể lại khi lập đồn Mang Đen, Pháp tuyên bố “Bao giờ nước sông Rhe chảy ngược thì Việt Minh mới đánh được đồn nầy”. Có lẽ người Pháp nghĩ rằng họ chiếm ưu thế phương tiện, còn Việt Minh thì phải qua vùng núi hiểm trở nước độc mới đến được Mang Đen. Nhưng thật ra sông Re có nhiều đoạn “chảy ngược” từ đông lên tây và Việt Minh đã chiếm được đồn Mang Đen, góp phần làm suy yếu lực lượng quân sự của Pháp thời ấy.
       Đến với sông Re ngày nay, suốt chiều dài sông chảy qua một số xã của hai huyện Ba  Tơ và Sơn Hà đây đó những bản làng đông vui. Nhà sàn của đồng bào Hrê được xây cất kiên cố, mái đa phần lợp ngói, thỉnh thoảng mới có mái lá giữ nét nguyên sơ đẹp thơ mộng. Hai bờ sông Re không còn nhiều rừng nguyên sinh mà là rừng trồng, rừng thứ sinh. Dựa vào thế núi quanh co, đồng bào dân tộc đã đắp những bờ đá ngăn dòng, đưa nước về những cánh đồng nhỏ giúp nghề trồng lúa nước vùng cao phát triển. Tuy địa hình dốc, nhưng đôi bờ sông cũng có nhiều bãi bồi, nơi đây người ta trồng mía, dưa, đậu,…là nguồn kinh tế góp phần phát triển đời sống miền ngược khu vực ven sông. Sông Re còn nổi tiếng cá niên sống nơi ghềnh thác nước, một món ăn đặc sản được nhiều nơi biết đến.
        Hoang vắng thời xa xưa của sông Re không còn nữa, thay vào đó nhiều chiếc cầu treo, cầu tràn, cầu vượt lũ tạo lưu thông thuận lợi đôi bờ. Mùa lũ lụt trẻ con vẫn có thể đến trường học được. Tiếng cọp đàn với rừng thiêng nước độc đã lùi vào dĩ vãng, chỉ còn lại những nét văn hoá vật thể và phi vật thể trong hình thành bản làng, tập tục giao tiếp, cưới xin, tang lễ, công cụ lao động, nhạc cụ, món ăn…Suốt chiều dài, sông gắn bó với đời sống đồng bào dân tộc Hrê, với tiếng chiêng, điệu múa hội mùa, với làn điệu ta-lêu ta-choi, với những cuộc tình đẹp hò hẹn nhau bên bờ suối trong,..Sông Re mùa khô cần mẫn góp nước về xuôi để Trà Giang luôn sức sống, còn mùa mưa thì báo lũ để phía đồng bằng biết được. Trong tình cảm và nỗi nhớ, sông Re luôn câu hát gọi người về!

Thơ: NHỚ

                    Bùi Văn Tạo
                                                   
             

                  NHỚ

Nghiêng nghiêng giọt nắng bên thềm
Nhớ em chợt tiếng êm đềm chiều rơi
Dẫu đi góc bể chân trời
Tình anh nỗi nhớ bên đời có em
Dặm đường xuôi ngược dài thêm
Anh vui vì lại có em bên mình
Trăng khuya hay buổi bình minh
Gửi niềm tha thiết tâm tình người thương
Trời làm những lúc mờ sương
Bâng khuâng loang cả dặm đường anh qua
Tầm xuân đã mấy mùa hoa
Để anh khắc khoải nhớ nhà bên sông!

                  Trại Sáng tác Vũng Tàu, chiều 10/03/2012

Thơ: XIN GỬI LẠI

XIN GỬI LẠI
Quê hương ơi nghe lòng khắc khoải
Khoai sắn cùng người vất vả quanh năm
Những mùa hạ đồng khô rám nắng
Đỏ bụi đường mỗi cơn gió đi qua

Quên sao được tháng ngày đánh giặc
Xơ xác làng quê vắng vẻ bóng người qua
Trong gian khó lửa hồng vẫn đỏ
Những mùa thưa chồi rẫy giữ quê hương

Vạn Tường ơi ngôi trường đầy ánh nắng
Hai mươi năm rồi phượng lớn được bao nhiêu
Cây bóng mát mà như hoa kiểng
Thắp lửa hè rực rỡ đợi mùa thi
Tôi vui gặp cậu học trò năm trước
Nay trở thành thầy giáo trường xưa
Lặng lẽ kể quãng đời thơ ấu
Nơi đã từng lắm nỗi gian nan

Tuổi mười tám hồn quê chất phác
Vượt đường xa náo nức đến trường thi
Đem chữ nghĩa theo đời mơ ước
Sẽ mai nầy những bước đổi thay

Gửi lại bạn nỗi lòng ray rứt
Đồng quê thừa nắng ít màu xanh
Còn nhớ mãi phượng mùa hoa ấn tượng
Như ngôi trường qua những bước gian nan
                            Bình Phú, Bình Sơn. mùa thi Tú tài 2005

Thơ: TIỄN CON

TIỄN CON
                                     
Con đến trường thực tập
Như bố mẹ ngày xưa
Tuổi thơ hoa chớm nở
Khoe sắc dưới trời xuân
                
Qua một thời trăn trở
Năm tháng nghề giáo viên
Bây giờ niềm mơ ước
Hạnh phúc mỉm cười con
                
 Đêm mấy lần thao thức
Nghe mạch chảy thời gian
Niềm vui con khôn lớn
Tập tễnh bước vào đời
                  
Tiễn con nơi đầu ngõ
Rạng đông phía chân trời
Bắt đầu một ngày mới
Tiếng chim hót nơi nơi.

Thơ: ĐÔI VAI ẤY

ĐÔI VAI ẤY

Cha thì yếu mà đồng xa nắng gió
Đôi vai gầy gánh nặng bóng liêu xiêu
Bước gắng sức chiều quê chân hối hả
Gió rong chơi con trẻ thả sáo diều

Tuổi thơ đi qua vai cha làm chỗ dựa
Nâng đời con trên những nẻo quê hương
Như còn đó đêm trường trời lạnh giá
Lửa bập bùng chuyện kể ấm tình thương

Ngày thanh thản cha ngâm câu sách cổ
Thêm lòng con yêu cuộc sống tình người
Yêu đất nước bao la trời biển rộng
Đường tương lai nào ngại bước gian lao





Nay quang gánh xa người buồn nghĩ ngợi
Mùa đồng lên rộn rã máy reo vang
Vườn hoa trái nhà nông sân nhiều thóc
Con đường quê ngõ đẹp ngát hương cau

Trong sương sớm hương trà thơm nhẹ tỏa
Gà bình minh đánh thức giấc đồng quê
Xa xa lắm, Cha ơi mùa cơm mới!
Se sắt lòng, tiếng vọng giữa đời vui.

       

Thơ: CHÒM MÂY BẠC

 CHÒM MÂY BẠC

Đồng cao lúa non nhiều cỏ
Mẹ gầy lặn lội gió mưa
Ngày tháng đêm dài lặng lẽ
Ru hời giấc ngủ con say

Nhớ năm quê hương chinh chiến
Bom đạn thiêu cháy nhà yêu
Lều thưa canh khuya mẹ thức
Nắng mưa bếp lửa còn hồng

Con lớn mẹ không còn nữa
Cau vườn sai quả chờ ai
Mái ấm tiếng cười cháu nhỏ
Bữa ăn nhớ mẹ dưa cà
Quê hương bây giờ no ấm
Nắng sớm trên đoàng ngát xanh

Bao lần giấc mơ con gặp
Mẹ về biết mấy nhà yêu
Choàng tỉnh đêm dài ngơ ngẩn
Bóng mẹ mây trời bay xa

Tản văn: Mùa ruốc về trên quê hương làng biển


                  MÙA RUỐC VỀ TRÊN QUÊ HƯƠNG LÀNG BIỂN

          Mỗi năm khi mùa đông qua dần, để lại sau lưng những trận cuồng phong bão biển, những đợt sóng động dài ngày và mùa xuân từ từ bước đến thì các làng biển xôn xao vào mùa đánh bắt mới. Sản vật biển đông phong phú đa dạng nào cá, mực, tôm, cua… đủ cỡ, đủ loại. Tuỳ theo khả năng phương tiện, ngư dân có thể đánh bắt xa hoặc gần bờ. Trong nguồn hải sản ven bờ khi ruốc về thì làng biển tấp nập, đông vui.
         Thường thì khoảng từ tháng mười một âm lịch, những lúc trời yên, biển lặng là ruốc bắt đầu về, nhiều nhất vào dịp tết cổ truyền và kết thúc vào đầu mùa hạ. Khi có ruốc, chúng di chuyển thành từng luồng dày đặc, cách bờ khoảng vài chục mét, nhiều lúc nhìn thấy mặt nước ửng đỏ. Lợi dụng tập tính di chuyển của ruốc, người ta dùng mành kéo ngược chiều để bắt. Mành là dụng cụ giống như chiếc túi lớn, miệng rộng độ hai chục mét, tách dài ra hai phía để gom ruốc. Mép dưới mành có gắn chì nặng kéo lưới sát đáy, thân như chiếc đụt dài chừng ba chục mét, đan bằng sợi cước sao cho ruốc không lọt qua được mà chui vào đáy túi. Ban ngày, khi bắt ruốc người ta dùng hai thuyền máy chạy chậm chậm hai bên để kéo miệng mành, ngược chiều với quầng ruốc di chuyển, có khi kéo bắng sức nhiều người. Khi ruốc vào đầy túi, người ta kéo mành lên bờ xúc ra rồi kéo tiếp. Ban đêm ngư dân một số nơi dùng đèn để nhử cho ruốc nổi và xúc lên thuyền. Do nguồn thuỷ sản nầy ở gần bờ, hầu như nhà nào cũng có thể đánh bắt được nên vào mùa ruốc làng biển vui cả ngày đêm, trên bãi không khi nào vắng người. Nhiều lúc ngư dân không lo ăn tết, mà dành thời gian thu hoạch ruốc, bởi sự ấm no của cuộc sống gắn liền với mùa vụ biển khơi mang về.
         Ruốc là món ăn ngon được chế biến dưới nhiều dạng. Trước hết là ruốc tươi, khi vớt lên chúng còn búng nhảy, người ta rửa sạch hấp chín, trộn với dầu ăn khử hành thêm gia vị ớt, tỏi, tiêu,…làm món gỏi. Gỏi ruốc thơm ngọt, hương vị đặc biệt, thực khách tha hồ mà thưởng thức với bánh tráng nướng giòn. Tuy có vẻ dân dã, nhưng món ăn nầy không thua kém các món biển ngon nổi tiếng khác. Một lượng lớn ruốc tươi được chế biến thành mắm, bằng cách rửa sạch chúng, trộn với muối trắng rồi cho vào chum vại. Sau một thời gian khi ruốc chín, người ta vắt lấy nước cốt để riêng, xác ruốc được xay nhỏ (ngày trước thì giả bằng cối) rồi cho trở lại vào dụng cụ chứa và trộn đều với nước cốt, cứ thế đậy kỷ để thêm một thời gian nữa thực phẩm định hình là thành mắm. Nếu chế biến đúng cách, mắm ruốc có mùi thơm đặc biệt, màu mắm tím trắng, dạng nhão sệt làm thức chấm với rau, dưa, cà, thịt luộc, phết lên bánh tráng nướng giòn,…hay chỉ ăn với cơm đều rất ngon. Tuỳ theo kỹ thuật chế biến mà mỗi vùng miền mắm ruốc mang thương hiệu riêng. Lượng ruốc còn lại, người ta đem phơi làm ruốc khô, gặp khi nắng tốt ruốc khô có màu vàng rộm mượt mà, chỉ nhìn đã cảm thấy ngon. Ruốc khô dược dùng trong các món ăn như ruốc rang hay trộn với khế chua, xà lách, rau diếp,…
        Chung lại ruốc có dọc bờ biển suốt từ nam chí bắc, tuy mùa vụ ít nhiều khác nhau và chất lượng cũng không hoàn toàn giống do ảnh hưởng nước biển từng vùng. Sản phẩm được chế biến từ ruốc là quí nhưng cần hợp vệ sinh, không bị pha lẫn đất cát, hạn chế ruồi nhặng đậu vào, chất lượng đảm bảo, thơm ngon. Làm ruốc khô cần đủ nắng, làm mắm thì không được pha trộn hoá chất độc hại, dụng cụ đựng phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Qua bao đời ruốc và các thành phẩm chế biến từ nó là nguồn kinh tế lớn của ngư dân vùng biển nói chung. Riêng trên quê hương Quảng Ngãi mỗi độ xuân về trời yên biển lặng, nước bể trong xanh, ruốc đi thành luồng sát bờ, là dịp ngư dân vào mùa thu hoạch mới, làng biển vui như mở hội.

Tản văn: TIẾNG LOÀI VẬT TRỞ CANH GIỜ GIAO THỪA

Bùi Văn Tạo

              TIẾNG LOÀI VẬT TRỞ CANH GIỜ GIAO THỪA
         
      Khi cái lạnh của mùa đông bớt dần, nhường chỗ cho ánh nắng mùa xuân ấm áp là những ngày tết đến. Mùa xuân có sức mạnh diệu kỳ, từ cảnh vật đến con người đều đổi thay mới mẻ. Tận bản làng gieo neo đến hải đảo xa xôi tất cả bừng lên cảnh sắc mùa xuân. Rồi vòng quay năm cũ kết thúc và thời gian chuyển trạm, cái khoảnh khắc ấy trở nên rất đổi thiêng liêng đối với mọi người, mọi nhà và toàn xã hội. Phút giao thừa nơi làng quê có tiếng loài vật trở canh, nó trở thành sự suy đoán về tương lai năm mới pha lẫn tình cảm con người với cuộc sống, là nét văn hoá dân gian chứa đựng bao điều lý thú.
          Giữa đêm thanh vắng nghe tiếng thằn lằn kêu người ta bảo thằn lăn trở canh. Thỉnh thoảng khi nghe tiếng tắc kè kêu ngoài vườn người ta cũng nói tắc kè trở canh. Dân gian thường gọi “đêm năm canh ngày sáu khắc” là cách chia thời gian đêm ngày của người xưa tương tự như tính giờ ngày nay, nhưng có tính cánh ước lệ hơn là chính xác. Bởi người xưa phân định canh và khắc dựa vào vị trí của Mặt trời, Mặt trăng, sao Hôm, (sao Mai), sao Bắc đẩu và cả tiếng gà gáy,...Canh là khoảng thời gian tính trong đêm, ước chừng hai giờ. Khắc là khoảng thời gian tính trong ngày chừng một phần sáu ngày. (Ở một góc độ khác, khắc là khoảng thời gian bằng một phần tư giờ). Thế đó canh và khắc không chỉ là chuyện thời gian mà còn gắn liền với nỗi niềm cuộc sống. Đối với đêm giao thừa thì tiếng thằn lằn trong nhà hay tiếng tắc kè ngoài vườn trở canh không còn ấn tượng mấy, ngưòi ta chú ý đến tiếng kêu của các loài vật sống gần gũi con người, từ thượng cầm đến hạ thú. Tiếng loài vật trở canh giờ giao thừa thuộc về kinh nghiệm dân gian, tuỳ theo vùng miền và địa phương, mang tính suy đoán về tương lai một năm mới đối với đời sống cộng đồng dân cư ấy. Theo dõi tiếng loài vật trở canh thường là người già trong làng, giàu kinh nghiệm sống, mang nặng tình quê, có tấm lòng trăn trở với những đổi thay của xã hội.
         Chiều ba mươi tết, nếu là tháng đủ, sau khi làm lễ rước ông bà, gia đình quây quần bên mâm cổ và cùng nhau câu chuyện hàn huyên về một năm cũ đi qua, chuyện gia đình, quê hương, đất nước và cuộc sống mỗi người. Khi đêm ba mươi phủ bức màn dày đặc xuống cảnh vật, thì các gia đình lo sửa soạn nhà cửa cho tươm tất lần cuối, từ bàn thờ tổ tiên đến sân nhà, phòng khách, chỗ ăn, chỗ ngủ và cả chuồng gia súc nữa. Sau đó là thời gian xóm làng yên ắng chờ giao thừa đến. Ngày trước không có đồng hồ, người ta nhìn sao để biết lúc nào là giữa đêm và xác định giờ giao thừa. Đến  giao thừa nhà nhà cúng tổ tiên, rước ông táo (theo quan niệm dân gian hai mươi ba tháng chạp đưa Táo quân về trời, đầu năm mới rước lại về nhà). Tất nhiên người ta không bao giờ quên lắng nghe tiếng con vật nào kêu đầu tiên. Bởi tiết xuân thấm sâu vào con người và cảnh vật mà giờ giao thừa như có điều gì thiêng liêng rõ rệt, đến chim muông cũng cất tiếng reo vui. Con nào cất tiếng kêu trước người nghe được thì đó là tiếng con vật trở canh giờ giao thừa hay còn gọi là ra đời năm mới. Và nhìn chung trong một vùng dân cư rộng, tuỳ theo từng năm, gần như có tiếng cùng một loài vật trở canh. Đối với vùng đồng bằng Quảng Ngãi, con vật trở canh thường là chim chích choè, chèo bẻo, chim vịt,… hoặc loài thú như mèo, chó,…Kinh nghiệm dân gian cho rằng nếu chích choè trở canh thì xóm làng vui tươi, nhà nông được mùa, làm ăn phát đạt. Nếu chó trở canh bằng tiếng sủa vang to thì năm mới cũng vui vẻ nhưng có phần huyên náo; nếu là sủa tru tréo nghe buồn bã thì có điều chẳng vui xảy ra với xóm làng như thiên tai, hoả hoạn,…Nếu chèo bẻo trở canh thì dân cư làm ăn cũng đạt kết quả nhưng có chuyện lời qua tiếng lại phải lưu tâm nhường nhịn. Nếu chim vịt trở canh thì năm tới sẽ nắng hạn, mất mùa, nhà nông gặp nhiều khó nhọc. Còn nếu mèo trở canh thì dân cư phải đề phòng rủi ro tai nạn, nhất là khi còn chiến tranh người ta lo sợ bom đạn sẽ rơi xuống quê mình…Tuỳ theo vùng miền sẽ có nhiều loài vật khác trở canh giờ giao thừa và những kinh nghiệm suy đoán về tương lai một năm mới cũng khác nhau. Câu chuyện con vật nào ra đời năm mới sẽ là một trong những đề tài mạn đàm vui xuân của làng quê. Tất nhiên chuyện dự đoán tương lai nầy chỉ là tương đối, không hoàn toàn đúng, và cũng không có tác dụng làm bi quan, chùn bước nhịp sống của cộng đồng dân cư. Tiếng vật trở canh giờ giao thừa có giá trị nhắc nhở sự cẩn trọng của mọi người trong cuộc sống, và như thế vẫn là điều hay. Nơi thành phố hay đô thị náo nhiệt, đối với những người gốc dân quê, tiếng con vật trở canh đã thấm sâu vào lòng họ, nên giờ giao thừa nếu có không gian yên lặng người ta vẫn tìm nghe tiếng con vật trở canh, hay lòng bồi hồi khi được nhắc lại chuyện quê hương ngày ấy.
          Cuộc sống đổi thay, đêm trừ tịch làng quê không còn tĩnh lặng nữa. Nhiều người đi chợ đêm ngắm và mua hoa tết, có người tham gia chương trình đón xuân tại địa phương hay theo dõi diễn đàn cả nước,... Phút giao thừa tưng bừng pháo hoa rực sáng bầu trời, mọi miền đất nước được nghe chủ tịch nước chúc xuân, các đầu cầu truyền hình được nối nhau tạo sự giao lưu văn hoá từ nhiều nơi trên đất nước. Rồi người người rủ nhau ra đường chào xuân đón lộc. Nếu trời không mưa mà chỉ ướt đẫm sương xuân thì rất hay, họ vui chơi thoả thích cho đến gần sáng, không màng đến giấc ngủ. Thế nhưng trong cái náo nhiệt đến cả về đêm của cuộc sống hôm nay, vào thời khắc giao thừa, những loài vật quen thuộc ấy vẫn cần mẫn trở canh, bởi cuộc sống đến hồi đặc biệt sinh sôi nẩy nở. Kinh nghiệm suy đoán xưa vẫn còn giá trị sử dụng, nhưng con người không con phải lo lắng như trước vì đã có sự bình yên của xã hội. Chuyện chim muông trở canh giờ giao thừa, hay nói theo cách con vật ra đời năm mới để lại trong lòng thế hệ con cháu sự hoà nhập giữa thiên nhiên và cuộc sống ngay từ buổi ông cha dựng làng mở đất. Nó trở thành nét văn hoá dân gian gợi tả nỗi niềm cảm xúc khi xuân về tết đến.

Tản văn: ẤN TƯỢNG MÙA THU

Buøi Vaên Taïo

                                               AÁN TÖÔÏNG MUØA THU

          Ñaát nöôùc Vieät Nam phong caûnh ñaâu ñaâu cuõng ñeïp, moät naêm coù boán muøa, daàn veà phía Baéc muøa roõ hôn phía Nam. Töøng muøa coù daùng veû rieâng, moãi con ngöôøi cuõng caûm nhaän khaùc nhau ít nhieàu veà noù. Vaø trong caùc muøa, muøa thu ñeå laïi nhöõng caûm xuùc eâm ñeàm, laéng ñoïng.
          Khi con ñoø thôøi gian ñi saâu vaøo voøng quay naêm thaùng, baêng qua muøa haï caùi noùng oi noàng, taïm bieät tieáng ve vaø maøu phöôïng ñoû. Roài saùng mai trôøi maùt dòu, chieàu veà trôøi trong xanh cao roäng; maáy ñaùm maây traéng löõng lôø troâi, khoâng chuùt boân ba veà beán ñôïi. Trong khoâng gian yeân bình aáy, muøa thu coù ngaøy caùch maïng thaùng Taùm, coù teát ñoäc laäp, ñaát trôøi cuûa ta trôû laïi veà ta. Ñeán nay ñaõ saùu möôi ba naêm, yù nghóa cuoäc soáng thanh bình, non soâng thoáng nhaát caøng thaám saâu trong loøng ngöôøi Vieät Nam. Giaù trò aáy khoâng coù gì ñaùnh ñoåi ñöôïc.
         Muøa thu taëng cho tuoåi thô traêng raèm thaùng taùm, roän  raøng troáng hoäi muùa laân; nhieàu nôi coøn coù muùa sö töû, muùa roàng. Ñoù laø nhöõng hoaït ñoäng khoâng theå thieáu trong dòp trung thu; caùc theá heä tröôûng thaønh luoân ñoùn nhaän noù baèng tình caûm thaân thöông, ñaày kæ nieäm. Quaø trung thu baùnh keïo ñôn sô maø nhö mang vò ngoït caû ñôøi.  Ngaøy hoäi khai tröôøng, nhaø nhaø möøng con treû ñi hoïc. Nhöõng em nhoû meï daét tay ñeán tröôøng maét ñoû hoe ñöùng kheùp neùp, ñöôïc coâ giaùo trìu meán ñoùn vaøo lôùp. Meï laø coâ giaùo ñaàu ñôøi, daïy böõa aên, giaác nguõ, taäp treû noùi bi boâ. Coâ giaùo laø meï ôû tröôøng, naâng böôùc em ñi trong khoaûng trôøi thô aáu baèng tình thöông chan chöùa. Muøa thu ghi daáu söï hoàn nhieân cuûa tuoåi thieáu nieân khi gaëp laïi baïn beø, sau kyø nghæ heø tha hoà thaû dieàu, baét böôùm. Trong thôøi gian, khoâng gian aáy, nhöõng öôùc mô ñeïp ñöôïc xaây ñaép, neàn taûng cho nhöõng coá gaéng vöôït baäc sau naày.  Muøa thu con laø dòp nhöõng thanh nieân vöøa hoaøn thaønh baäc hoïc phoå thoâng, taïm bieät gia ñình, ñöôøng queâ loái ngoõ xinh xinh. Giöõ maõi tình baïn ñang ñoä chôùm nôû tình yeâu ñoâi löùa, chaøng trai coâ gaùi leân ñöôøng ñi xa hoïc chöõ hoïc ngheà, mang theo heïn öôùc vaø hoaøi baûo veà ngaøy mai töôi ñeïp.
        Haønh tinh xanh chôû chuùng ta bay quanh maët trôøi giaùp voøng tính troïn moät naêm, taïo ra treân beà maët cuûa noù hieän töôïng muøa. Giöõa caùi naéng choùi chang muøa haï vaø  thôøi tieát laïnh leõo cuûa muøa ñoâng, muøa thu cuõng muoán theå hieän chuùt gì maïnh meõ; vaø ñaõ ñi vaøo tuïc ngöõ, ca dao Vieät Nam ñöôïc nhieàu ngöôøi bieát ñeán:
                                        “Thaùng taùm naéng raùm quaû böôûi”  
                                             “ Ai ñi buoân baùn ôû ñaâu
                                 Moàng möôøi thaùng taùm choïi traâu thì veà”.
        Muøa thu coù laù vaøng rôi. Ñeán cuoái thu moät soá loaøi caây caønh gaàn trô truïi. Caây baøng laïi baét ñaàu ruïng nhöõng chieác laù maøu ñoû oái; gioù thoåi vang leân tieáng keâu xaøo xaïc. Coøn giaøn möôùp vöôøn queâ vaãn caàn maãn nôû hoa vaøng röïc nhö sao, moät neùt chaám phaù trong khoâng gian chieàu thu yeân aû. Theá ñoù, neáu muøa xuaân caûnh vaät böøng leân söùc soáng thì muøa thu ñaát trôøi laïi toaùt leân veû ñeïp eâm ñeàm ñeán aán töôïng.